Vì sao người dân Hà Nội vẫn gặp khó khi mua nhà ở xã hội?
Hà Nội là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất cả nước, và nhu cầu nhà ở cũng tăng lên theo tốc độ thời gian. Tuy nhiên, số lượng căn hộ nhà ở xã hội hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân, khiến việc mua nhà trở nên cạnh tranh và khó khăn hơn.
Cung ít cầu nhiều
Trong những năm qua, mặc dù thành phố Hà Nội đã quan tâm phát triển nhà ở cho người dân, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp; song, từ thực tế triển khai cho thấy nguồn cung về nhà ở xã hội vẫn còn rất hạn chế, trong khi nhu cầu của người dân khó khăn về nhà ở hiện rất lớn và cấp thiết.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, từ đầu năm 2021 đến hết tháng 4/2023, tại Hà Nội mới có 4 dự án nhà ở xã hội hoàn thành toàn bộ, 1 dự án hoàn thành một phần với gần 350.000m2 sàn nhà ở xã hội, khoảng 4.168 căn hộ.
Hà Nội cũng đã có hơn 4.000 căn hộ nhà ở xã hội được đưa ra thị trường và khoảng 40 dự án đang triển khai. Với 40 dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện, Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 hoàn thành 18 dự án, cung cấp khoảng 869.000m2 sàn với 12.137 căn hộ; giai đoạn sau năm 2025 hoàn thành 22 dự án với khoảng 1,6 triệu m2 sàn, 22.400 căn hộ.
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, bên cạnh dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm) vừa được mở bán ngày 20/5 với 275 căn hộ bán và cho thuê, trên địa bàn Hà Nội có thêm hàng chục dự án nhà ở xã hội dự kiến sắp mở bán phục vụ các đối tượng người thu nhập thấp khó khăn về nhà ở như dự án: Nhà ở xã hội Rice City Tố Hữu (thuộc ô đất thuộc phường Mễ Trì và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), quy mô 6.616m2, gồm 2 tòa chung cư cao 21 tầng với 711 căn để bán và cho thuê, giá bán khoảng 19,2 triệu/m2; Nhà ở xã hội Rice City Long Biên (phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) với 1 tòa nhà 22 tầng nổi, 3 tầng hầm, 600 căn hộ, dự kiến khởi công trong năm 2023; Nhà ở xã hội Sunrise Home Thanh Trì (tại Quốc lộ 1A, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), gồm 1 tòa chung cư cao 17 tầng, 196 căn hộ.
Nhà ở xã hội Bảo Ngọc City Long Biên (phường Thạch Bàn, quận Long Biên), quy mô 8600m2, gồm 4 toà nhà cao 15 tầng và 1 tầng hầm, 808 căn hộ; Nhà ở xã hội thuộc Dự án FLC Garden City (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm), quy mô 5.220,6m2, gồm 2 toà cao 28 tầng, 896 căn hộ; Nhà ở xã hội Đại Kim Center (ô đất CT4 và CT5 Khu đô thị mới Đại Kim, Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai), quy mô 20.256m2 với 980 căn hộ.
Nhà ở xã hội Eco Tower (Khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì), quy mô 1 toà nhà cao 12 tầng, 216 căn hộ; Nhà ở xã hội 486 Ngọc Hồi (số 486 Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), quy mô gồm 4 khu nhà cao 13-34 tầng, 509 căn hộ; Nhà ở xã hội Vân Canh (ô đất CTM2 Khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức), gồm 259 căn để bán và 111 căn cho thuê; Nhà ở xã hội Green Tower Đại Mỗ (đường 70, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm).
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đối với 2 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh); xem xét tiếp tục thực hiện đối với 3 dự án còn lại tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm), tại ô đất CT1-5 thuộc Quy hoạch phân khu đô thị S5 (thuộc các xã Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, huyện Thanh Trì và xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) và tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Mặc dù Hà Nội tích cực triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội, song có rất ít dự án đủ điều kiện mở bán, các dự án kể trên cũng chỉ mới được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc mới manh nha triển khai nên nguồn cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Trên thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội có lẽ chưa theo kịp nhu cầu của người dân. Sự khan hiếm các dự án nhà ở xã hội đã được chỉ ra nhiều năm nay. Thống kê gần đây từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, hơn 90% nguồn cung là căn hộ nhà ở thương mại có giá trên 40 triệu đồng/m2. Phân khúc căn hộ thương mại giá dưới 30 triệu đồng/m2, nguồn cung chỉ có tại hai huyện vùng ven Thanh Trì và Đông Anh. Do vậy, nhà ở xã hội tiếp tục là phân khúc có nhu cầu cao nhất hiện nay vì giá cả phải chăng. Tuy nhiên, lượng giao dịch khá thấp nguyên nhân vì có rất ít dự án nhà ở xã hội được triển khai ở Thủ đô.
Trong 3 tháng đầu năm, cả thành phố chỉ có duy nhất một dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh tại địa bàn quận Nam Từ Liêm là dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu), giá 19,5 triệu đồng/m2.
Số lượng dự án nhà ở xã hội mở bán ít, khiến việc nộp hồ sơ cũng trở nên cạnh tranh và khó khăn hơn. Mới đây, sau nhiều ngày đêm chen nhau nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội, khoảng gần 1.500 người đã đến Nhà thi đấu quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) tham dự buổi bốc thăm 150 suất mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Trung Văn. Điều này có thể thấy, nhu cầu mua nhà ở xã hội tại Hà Nội cấp thiết đến nhường nào.
Thủ tục mua nhà ở xã hội phức tạp và lãi suất cao gây khó khăn cho người dân
Các quy định và yêu cầu liên quan đến hồ sơ, điều kiện, và thủ tục mua nhà ở xã hội tại Hà Nội thường quá rườm rà và khó khăn khiến người mua khó tiếp cận được phân khúc này. Điều này tạo ra nhiều rào cản và làm gia tăng thời gian và công sức cần thiết để mua nhà, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp nhưng không có hộ khẩu tại Hà Nội.
Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Xuân Hải (Hưng Yên) hiện đang tạm trú tại quận Đống Đa cho biết: “Để có được nơi ở lâu dài ổn định với đồng lương công chức không phải dễ dàng. Bản thân tôi là công chức ngoại tỉnh đến Hà Nội công tác, cũng thấy rất áp lực khi giá đất ngày càng cao so với thu nhập nên cứ thấy có dự án nhà ở xã hội nào phù hợp mở bán là tôi làm hồ sơ đăng ký mong có chỗ an cư ổn định công tác. Tuy nhiên, mỗi lần nộp hồ sơ đến lúc thẩm định tôi đều bị gạt ra với lý do ưu tiên người có hộ khẩu ở Hà Nội trước”.
Anh Hải mong muốn Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội đã được phê duyệt, xem xét giảm một số thủ tục không cần thiết để người dân dễ dàng tiếp cận với dự án hơn, đồng thời thanh kiểm tra trong công tác thẩm định hồ sơ của các chủ đầu tư, đảm bảo công bằng cho mọi người dân có nhu cầu.
Ngoài thủ tục phức tạp thì vấn đề về tài chính cũng góp phần làm cho việc mua nhà ở xã hội trở nên khó khăn đối với người dân sống tại Hà Nội. Mặc dù được vay ưu đãi nhưng với nhiều gia đình có thu nhập thấp, lãi suất vay mua nhà ở xã hội 8,2%/năm vẫn rất cao, khiến họ không dám liều vay.
Anh Vũ Minh Tiệp (quê ở Thái Bình) cho biết, sau nhiều năm đi làm, vợ chồng anh tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng, anh định mua một căn nhà ở xã hội giá 1,6 tỷ đồng, vay 70%, tương đương khoảng hơn 1,1 tỷ đồng.
Anh Tiệp chia sẻ, nếu vay gói 120.000 tỷ đồng trong 20 năm với lãi suất 8,2%. Tính ra, mỗi tháng anh phải trả gốc và lãi 10 - 13 triệu đồng.
“Thu nhập của vợ chồng tôi chưa đến 20 triệu/tháng, giờ nếu mua nhà và trả lãi ngân hàng thì không đủ tiền trang trải cho cuộc sống và nuôi hai con ăn học. Có nhà thì mừng thật nhưng không có sức để gánh nợ, không biết đến khi nào mới trả xong”, anh Tiệp băn khoăn.
Chị Nguyễn Thị Chung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ, tuy đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nhưng chị vẫn lo lắng về lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
"Với thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng, tôi đã phải xoay xở để đủ chi phí sinh hoạt gia đình và đóng học cho 3 đứa con. Lãi suất 8,2%/năm từ khoản vay 500 triệu đồng là quá lớn, khiến tôi không thể mua được nhà ở xã hội ", chị Chung cho biết.
Hiện gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang áp dụng ưu đãi thấp hơn 2%/năm so với lãi suất thương mại, thời hạn giải ngân đến hết năm 2030, được huy động từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo đó, lãi suất 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… và 8,7%/năm áp dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Theo các chuyên gia, mức lãi suất của gói tín dụng này tuy ưu đãi nhưng vẫn quá cao so với khả năng tài chính của người thu nhập thấp ở đô thị.
Ví dụ, muốn mua căn hộ nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng, người mua thanh toán trước 20% (200 triệu đồng) và được vay 80% (800 triệu đồng) với lãi suất 8,2%/năm. Với số tiền vay đó, năm đầu tiên người vay phải trả bình quân 5,46 triệu đồng/tháng (chưa kể còn phải trả một phần nợ gốc).
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với quy định "áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm" và lãi suất cho vay khi hết thời gian ưu đãi thì ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất cũng khiến nhiều người ngại vay vốn.
"Thời gian ưu đãi 5 năm là quá ngắn, không phù hợp với bản chất của chính sách tín dụng ưu đãi về nhà ở xã hội là cần được vay với lãi suất thấp và trong thời hạn dài mà Luật Nhà ở 2014 đã quy định thời hạn vay ưu đãi tối đa 25 năm" - ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhận định.
Chủ tịch HoREA cũng cho biết, nhiều khả năng sau khi hết thời gian ưu đãi thì người mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại bình thường và đây sẽ là "gánh nặng" cho người vay là đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động.
Cũng theo các chuyên gia, để giải quyết khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội, cần có sự đồng lòng và hợp tác giữa chính quyền địa phương, các nhà phát triển và người dân. Chính phủ và các cơ quan có thể xem xét việc tăng cường đầu tư vào xây dựng nhà ở xã hội để gia tăng nguồn cung, cùng với việc đơn giản hóa quy trình và thủ tục liên quan. Ngoài ra, cần thiết lập các chương trình và giải pháp tài chính linh hoạt hơn để hỗ trợ người dân có thu nhập thấp khi mua nhà ở xã hội.
Mua nhà ở xã hội là một ước mơ của nhiều người dân có thu nhập thấp, nhưng khó khăn và thách thức hiện tại đang khiến cho việc thực hiện ước mơ này trở nên xa vời…
TIN LIÊN QUAN
-
Dự án nhà ở xã hội quây tôn chờ làm thủ tục, môi giới đã “đua nhau” rao bán
-
Nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội
-
Nhà ở xã hội - “Vướng mắc” từ thủ tục đầu tư xây dựng đến lúc mua bán
-
Hà Nội: Nhà ở xã hội bị đẩy ra khu mồ mả, đất lấn chiếm
-
Nửa đầu năm 2023, PG Bank kinh doanh ra sao?
-
Đà giảm lãi suất huy động sẽ không dừng lại?
-
Dồn dập chia cổ tức, hơn 3 tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp đổ bộ thị trường chứng khoán
-
Bất động sản Phát Đạt (PDR): Nỗi lo dòng tiền kinh doanh, áp lực trả nợ nghìn tỷ trái phiếu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...
HoREA đề xuất nâng mức tổng chi phí lãi vay không vượt quá 50% tổng lợi nhuận thuần
Tại Công văn số 148/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA)...
Đề xuất áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 6% đối với nhà đầu tư NƠXH cho thuê
Đây là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Văn bản số 147/2024/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định...
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ “sốc giá” đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ...
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho?
Cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nếu hết thời hạn thì tiếp tục được sử dụng mà không cần phải gia hạn; trường hợp có nhu cầu gia hạn thì thực hiện...
Thanh Oai (Hà Nội): Tiếp tục đấu giá đất, khởi điểm thấp 5,3 triệu đồng/m2
19 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục lên sàn với giá khởi điểm thấp chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên...
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 2: Hóa giải nỗi lo thị trường bất động sản...
Trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, thị trường bất động sản chứng kiến những biến động “vô lý” khiến người có nhu cầu thực khó “chạm tay” tới mơ ước...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập;...
Quy định về chi trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất
Việc chi trả tiền bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất được quy định thế nào?
Tốc độ tăng giá chung cư tại Hà Nội vượt Thành phố Hồ Chí Minh
Tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, trong khi mức tăng của chung cư Thành phố Hồ Chí Minh có mức thấp hơn, đạt mức tăng 55%.
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”
Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”