Vì sao người dân vẫn gặp khó khi mua nhà ở xã hội?
Các quy định và yêu cầu liên quan đến hồ sơ, điều kiện, và thủ tục mua nhà ở xã hội đã khiến cho không ít người dân có nhu cầu khó tiếp cận được phân khúc này.
Tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Khác với nhà ở thông thường, nhà ở xã hội được xây dựng nhằm cung cấp cho một số đối tượng đặc biệt, được ưu tiên trong xã hội. Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014, những đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm 10 nhóm đối tượng.
Cụ thể, bao gồm các nhóm: Người có công với cách mạng; Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
Ngoài những đối tượng nêu trên thì các đối tượng sau cũng được ưu tiên mua nhà ở xã hội đó là: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức; Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…
Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì những đối tượng nêu trên phải đáp ứng những điều kiện như: Điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập, bao gồm: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội; Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó; Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách và thực tế vẫn còn khoảng cách
Thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Các quy định và yêu cầu liên quan đến hồ sơ, điều kiện, và thủ tục mua nhà ở xã hội đã khiến cho không ít người có nhu cầu nhưng khó tiếp cận được phân khúc này. Điều này tạo ra nhiều rào cản và khó khăn, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp nhưng không có hộ khẩu tại nơi bán nhà ở xã hội.
Anh Nguyễn Văn Vũ (Tuyên Quang) hiện đang tạm trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết bản thân là một công chức tỉnh ngoài tới Hà Nội sinh sống và làm việc nên rất quan tâm đến các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mới đây, anh Vũ vừa bị loại khỏi danh sách mua nhà ở xã hội trên địa bàn vì ngắt quãng thời gian tạm trú do chuyển chỗ ở.
“Tôi tạm trú tại Hà Nội từ năm 2018 đến nay nhưng bị ngắt quãng thời gian đăng ký tạm trú vì chuyển chỗ ở. Đến nay chỉ mới đăng ký tạm trú trên dữ liệu quốc gia được khoảng gần 4 tháng. Tôi cũng đã xác nhận nơi làm việc là thuộc diện thu nhập thấp, chưa có nhà ở, vợ tôi thì lúc trước làm có đóng BHXH nhưng khoảng hơn 2 năm nay nghỉ làm tự do nên không có đóng BHXH. Trường hợp của tôi thiếu điều kiện được mua nhà ở xã hội, mong là sau này chính sách có sự thay đổi để tạo điều kiện cho những trường hợp như tôi...”, anh Vũ cho biết.
Tương tự, chị Nguyễn Hà Thu (quê Nam Định) hiện đang sinh sống ở Hà Nội cũng không hoàn tất được thủ tục mua nhà ở xã hội vì khâu thủ tục.
Theo chia sẻ của chị Thu, mặc dù tất cả các tiêu chuẩn quy định đối tượng mua nhà ở xã hội đều đạt, tuy nhiên mẫu đơn 03 không được xác nhận. Lý do vì chị Thu đang có cùng hộ khẩu với gia đình chồng cũ đã ly hôn tại Hà Nội. Chị Thu cho biết giờ chỉ có thể xác nhận theo diện nhà ở chưa tới 10 m2/người, tuy nhiên muốn xác nhận thì phải đưa ra sổ đỏ của gia đình nhà chồng cũ để xem diện tích nhà. Chính vì vậy, chị Thu cũng đành ngậm ngùi “bỏ lỡ” đợt mua nhà ở xã hội tại một dự án vừa qua trên địa bàn.
Ngoài thủ tục phức tạp, vấn đề về tài chính cũng đang khiến cho mong muốn mua nhà ở xã hội trở nên khó khăn hơn đối với nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mặc dù được vay ưu đãi và rất mong muốn có được một căn nhà ở xã họo, tuy nhiên với nhiều gia đình có thu nhập thấp, lãi suất vay mua nhà ở xã hội 8,2%/năm vẫn rất cao và không thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó, trước quy định người mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại nhà trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày thanh toán hết tiền mua nhà và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều người có nhu cầu mua hoặc bán nhà ở xã hội cũng rơi vào tình trạng “người cần không có, người có không dùng”.
Anh Vũ Hoàng Anh (Cần Thơ, sinh sống và làm việc tại Hà Nội) cho biết vừa qua bản thân đang có hướng mua nhà ở xã hội của một người trước đó đã ở bán. Tuy nhiên khi tìm hiểu, anh Hoàng Anh nhận thấy quy định tối thiểu 5 năm mới được bán lại, trong khi đó chủ nhà mới mua được 2 năm.
Không chỉ anh Hoàng Anh, trên nhiều hội nhóm mạng xã hội, thông tin bán lại các căn nhà ở xã hội dù chỉ mới mua được vài năm cũng đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Nhiều chủ nhà ở xã hội đưa ra các ý kiến như viết hợp đồng mua bán riêng, lập vi bằng, thanh toán hết tiền đến khi đủ thời gian và có giấy tờ... Tuy nhiên, mua nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện ở tối thiểu 5 năm là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2015 - 2022, số lượng nhà ở trên cả nước đã được phê duyệt là 3.823 dự án, trong đó có hơn 2.500 dự án nhà ở thương mại (chiếm 66,6%), 483 dự án nhà ở xã hội (12,6%), 350 dự án tái định cư (9,15%). Nhu cầu nhà ở xã hội trên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2030 là khoảng 440.000 căn hộ, tuy nhiên đến nay mới chỉ thực hiện được trên 30% kế hoạch.
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...