VnFinance
Thứ tư, 24/08/2022, 14:50 PM

TS Lê Xuân Nghĩa: Đảo nợ trái phiếu không hẳn là xấu

TPDN có lợi thế không phải kiểm tra sở hữu vốn, không phải trả gốc ngay, chỉ trả lãi. Đáo hạn có thể phát hành đảo nợ, đảo nợ trái phiếu không hẳn là xấu.

TPDN là nguồn vốn trung, dài hạn quan trọng với doanh nghiệp BĐS

Chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững” được tổ chức sáng ngày 24/8, TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho biết, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Để xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này, cần sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp, hiện nhiều nước trên thế giới đều đã làm việc này.

Vấn đề thứ hai ngoài pháp lý là những kinh nghiệm về quản lý, đặc biệt là xếp hạng tín nhiệm. Các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư trong cộng đồng không thể nhìn vào bảng cân đối tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dòng tiền,… để quyết định đầu tư, họ đơn giản quan tâm chuyện doanh nghiệp đó được xếp hạng như thế nào.

TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ: “Theo dự đoán của chúng tôi, từ nay đến cuối năm có 112.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2%, đây là con số rất lớn”.

Capture
TS Lê Xuân Nghĩa nhận định, đảo nợ trái phiếu không hẳn là xấu

Khảo sát tại một số tập đoàn BĐS lớn cho thấy cơ cấu vốn hoạt động có 4 loại hình. Đó là, vốn từ tín dụng ngân hàng (khoảng 40%), vốn từ TPDN (khoảng 20%), vốn từ tiền trả trước của khách hàng (khoảng 20%), vốn từ chiếm dụng của các nhà thầu (khoảng 20%). Các loại hình vốn nói trên có lợi thế và rủi ro rất khác nhau.

Trong đó, TPDN là nguồn vốn có rủi ro cao hơn tín dụng ngân hàng và vì thế, lãi suất cũng cao hơn. Ưu thế của TPDN là quy trình đơn giản hơn, không bị kiểm soát mục đích sử dụng vốn và quản lý nợ chặt chẽ như tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, TPDN có khả năng “đảo nợ” để kéo dài kỳ hạn trái phiếu, điều mà tín dụng ngân hàng không thể giải quyết được đối với các khoản vay lớn.

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch tài chính tốt, quản lý chặt chẽ tiến độ của dự án thì TPDN có thể trở thành nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp BĐS.

Những năm gần đây, quy mô thị trường TPDN có tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 30-35%/năm. Giả sử dư nợ TPDN toàn nền kinh tế hiện tại là 1,4 triệu tỷ đồng, với tốc độ tăng 35%/năm (nghĩa là sau 2 năm tăng gấp đôi, sau 6 năm tăng gấp 8 lần), thì đến năm 2028 thị trường này sẽ có quy mô lên tới 11,2 triệu tỷ đồng.

Trong đó, 60% dùng cho BĐS, đủ đáp ứng nhu cầu vốn phát triển dự án mà không cần tới tín dụng ngân hàng. Với kịch bản này, tín dụng ngân hàng khi đó chỉ dành cho người mua nhà vay là chủ yếu.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp có lợi thế là không phải kiểm tra sở hữu vốn, không phải trả gốc ngay, chỉ trả lãi. Nếu đáo hạn có thể phát hành mới để đảo nợ trái phiếu.

Đảo nợ trái phiếu không hẳn là xấu vì kỳ hạn ngắn 3 năm nên phải đảo lên thành 6 năm, 9 năm. Nhắc lại giai đoạn trước, trái phiếu của Chính phủ không thể phát hành kỳ hạn dài 1 năm, 3 năm, giải ngân đầu tư công chưa xong đã đáo hạn trái phiếu. Cuối cùng Chính phủ hạ quyết tâm tìm mọi cách để đẩy kỳ hạn trái phiếu Chính phủ lên 5-10 năm, thậm chí 30 năm.

Xem thêm: Một công ty con của Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu để đảo nợ

2
Từ nay đến cuối năm có 112.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm 43,2%.

“Trong vòng 3 năm chúng ta làm được điều đó. Làm được cũng bằng hai chữ minh bạch. Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn thời hạn xông xênh, nếu cũng làm được như vậy với doanh nghiệp thì quá tốt”, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định.

 6 kênh dẫn vốn cho bất động sản

Tại Toạ đàm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia đã nêu 6 kênh dẫn vốn cho bất động sản.

Thứ nhất, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái, cao hơn so với mức 9,35% tăng trưởng chung và chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67%.

Thứ hai là vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022).

Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7. Và cuối cùng là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với khoảng 45.000 tỷ đồng (giảm 40% so với cùng kỳ năm trước), chiếm khoảng 22% tổng lượng phát hành 7 tháng qua.

Ngoài ra còn có nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần), nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước như vốn mồi, vốn ưu đãi/giảm thuế, vốn từ chương trình phục hồi,…

Xem thêm: Nhà Khang Điền muốn vay 800 tỷ đồng trái phiếu không tài sản đảm bảo

3
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia

Theo TS Cấn Văn Lực, khi nhắc đến bất động sản là nhắc đến tứ giác liên thông ngân hàng – bảo hiểm – bất động sản – chứng khoán. Đơn cử, ngân hàng cho vay bất động sản khoảng 20%, trong khi đó, 60 – 65% bất động sản thế chấp tại các ngân hàng là bất động sản.

Các ngân hàng cũng tham gia quản lý tài sản trong những lần doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp bất động sản đứng thứ 2 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán chiếm khoảng 17 - 18% tổng lượng vốn hóa, đứng thứ hai trong khối các doanh nghiệp niêm yết trên sàn,…

Nhiều quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng đầu tư vào bất động sản. Hai năm dịch bệnh vừa qua, nhiều người đem tiền lãi chứng khoán để đầu tư bất động sản. 

TS Cấn Văn Lực cho biết, gần đây hiện tượng đọng vốn cho doanh nghiệp là một điều nhức nhối. Hiện có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau với số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

Nếu dòng vốn vào bất động sản bị nghẽn sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế thị trường đang trầm lắng. Bên cạnh đó, làm tăng sự mất cân đối cung – cầu bất động sản (cung không thể tăng, cầu không giảm….), dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm, nợ xấu theo đó tăng, chứng khoán giảm, giảm đà phục hồi kinh tế,…

Do đó, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ giống Trung Quốc, siết chặt quá và phải giải cứu. Việc kiểm soát và ứng xử hợp lý là vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Ngân hàng ồ ạt mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích đảo nợ?


Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất
Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,...

Trước ngày 18/4, các địa phương phải báo cáo việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng, đô thị
Trước ngày 18/4, các địa phương phải báo cáo việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng, đô thị

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Buôn Ma Thuột,...

Giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn
Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn

Trà Vinh điều chỉnh chủ trương dự án nhà ở 510 tỷ đồng; Sunshine Homes lên kế hoạch ra mắt 5 dự án trong năm 2024; Vinhomes Bắc Giang được bán 169 căn hộ...

Công bố thủ tục hành chính về thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
Công bố thủ tục hành chính về thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 821/QĐ-BCT công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc...

Thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng tái nhập cuộc trở lại
Thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng tái nhập cuộc trở lại

Ngày 15/4, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Hội nghị Công bố Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2024...

Đà Nẵng: Điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025
Đà Nẵng: Điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025.

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng cao
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng cao

Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu luôn ở mức cao khiến các dự án chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) liên tục thiết lập mặt bằng giá...

Cá nhân lấn, chiếm đất đai có thể bị xử phạt đến 500 triệu đồng
Cá nhân lấn, chiếm đất đai có thể bị xử phạt đến 500 triệu đồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Dự thảo nêu rõ, cá nhân có hành vi lấn, chiếm đất có thể bị phạt tiền tới 500 triệu đồng.

Có được tự chuyển đất trồng cây sang đất phi nông nghiệp?
Có được tự chuyển đất trồng cây sang đất phi nông nghiệp?

Ông A bán đất cho ông B ngày 28/12/2002 và bán cho ông C ngày 20/8/2021. Giấy tờ mua bán đều viết tay, không có công chứng, chứng thực.

Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?
Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?

Đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án nhà ở; Duyệt giá khởi điểm đấu giá 213 lô đất ở trung tâm TP Thanh Hóa;...

Ninh Bình: Nhiều dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách bị chậm tiến độ
Ninh Bình: Nhiều dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách bị chậm tiến độ

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách bị chậm tiến độ.

Tập đoàn Đạt Phương kiến nghị "giải cứu’’ loạt dự án bất động sản tại Quảng Nam
Tập đoàn Đạt Phương kiến nghị "giải cứu’’ loạt dự án bất động sản tại Quảng Nam

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (Tập đoàn Đạt Phương) vừa có văn bản gửi đến Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại ở các dự án mà doanh nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh.

Cú hích “khủng” tăng tốc làn sóng chuyển cư về “Quận Kinh Đô”
Cú hích “khủng” tăng tốc làn sóng chuyển cư về “Quận Kinh Đô”

“Quận Kinh Đô” Vinhomes Ocean Park 2 đang là điểm đến tiếp theo của dòng chảy chuyển cư về khu vực phía Đông Hà Nội, sau “hiện tượng” Vinhomes Ocean Park 1....

Quy định về bố trí tái định cư theo Luật Đất đai 2024
Quy định về bố trí tái định cư theo Luật Đất đai 2024

Điều 111 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định rõ về việc bố trí tái định cư.

Tin bất động sản tuần qua: Tập đoàn D-Park muốn làm khu đô thị gần 1.300 tỷ tại Bắc Giang
Tin bất động sản tuần qua: Tập đoàn D-Park muốn làm khu đô thị gần 1.300 tỷ tại Bắc Giang

Thanh Hoá đầu tư khu dân cư 800 tỷ đồng ở thị trấn Rừng Thông;Lâm Đồng xem xét chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn;...

Các trường hợp không được bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
Các trường hợp không được bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 105 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định về trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền...

Điều kiện thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa
Điều kiện thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa

Một dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất thuộc diện phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tin bất động sản ngày 13/4: Dự án Tổ hợp nhà ở và văn phòng Miracle Tower liên tiếp chậm tiến độ
Tin bất động sản ngày 13/4: Dự án Tổ hợp nhà ở và văn phòng Miracle Tower liên tiếp chậm tiến độ

Long An mời gọi đầu tư khu đô thị gần 9.300 tỉ đồng; Khởi công khu đô thị hơn 2.000 tỷ đồng tại TP.Huế;Hoà Bình chuyển mục đích sử dụng 17ha đất rừng...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance