Điểm danh loạt dự án “ôm đất” của HUD
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) thực hiện rất nhiều các dự án hạ tầng, khu đô thị nhà ở trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay hàng loạt dự án tại những vị trí đắc địa của HUD chậm tiến độ, bỏ hoang, gây lãng phí. Trong đó, có những dự án tại Hà Nội đã bị đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022, kiến nghị xử lý theo quy định.
Nhiều dự án “ôm đất” của HUD tại Hà Nội
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội những dự án do HUD làm chủ đầu tư như đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều ô đất còn để trống, chưa triển khai thực hiện như: Dự án Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm; Dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm; Dự án Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Dự án Khu đô thị mới Định Công.
Cụ thể, dự án Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm tọa lạc trong quần thể khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm. Đây là một trong các dự án trọng điểm nhất được HUD đầu tư phát triển được khởi công từ năm 1997. Hiện tại HUD còn 04 lô đất CC2, NT2, TH4, TH2 chưa triển khai xây dựng do chưa GPMB và phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phù hợp với Quy hoạch phân khu đã được phê duyệt theo Quyết định số 6499/QD-UBND ngày 27/11/2015.
Theo khảo sát thực tế của PV ngày 19/4, hiện nhiều lô đất lại dự án Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, có nơi làm bãi đỗ xe, buôn bán sắt vụn, vật liệu xây dựng, có lô đất người dân tận dụng trồng rau... hiện chủ đầu tư vẫn chưa có dấu hiệu triển khai.
Trao đổi với PV, một người dân bán nước tại Khu đô thị Tây Nam hồ Ninh Đàm bức xúc, cho biết: "Trước kia tôi có ruộng ở đây, khi nhà nước thu hồi ruộng làm dự án, nhà tôi được đền bù có 90.000 đồng/m2. Chúng tôi kỳ vọng sau khi dự án hoàn thành nơi đây sẽ có kiến trúc khang trang, hiện đại xen lẫn với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay, nhiều lô đất vẫn còn để trống, cây cối mọc um tùm, trường học thì thiếu, hạ tầng giao thông ven hồ Linh Đàm đã đắp chiếu gần 20 năm nay, cỏ dại mọc, là nơi tụ tập các loại tệ nạn xã hội".
Theo quy hoạch chi tiết cải tạo chỉnh trang phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt ngày 17/9/2004, xung quanh hồ Linh Đàm sẽ xây dựng một tuyến đường rộng 13,5m đấu nối với đường gom của đường Vành đai 3 và đường phân khu vực ở phía Nam.
Tuy nhiên, đến bao giờ nơi đây mới có con đường đồng bộ như trong dự án vẫn là giấc mơ của người dân.
Nhiều đất chưa được HUD đầu từ nhất là dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Tại đây, HUD còn 08 lô đất chưa đầu tư xây dựng do chưa GPMB và Quyết đinh số 6499/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 đã điều chỉnh chức năng một số ô đất, cần cập nhật và điều chỉnh quy hoạch cục bộ các lô đất.
Đối với dự án Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, hiện HUD còn 03 lô đất chưa đầu tư xây dựng do phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phù hợp với Quy hoạch phân khu đã được phê duyệt theo Quyết định số 6499/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị 112-4, tỷ lệ 1/2.000.
Được biết, năm 2022, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT đưa dựa án khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Dự án khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm vào kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra năm 2022, kiến nghị xử lý theo quy định.
Trước đó, năm 2018, Sở TN&MT từng tổ chức thanh tra việc sử dụng đất dự án khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp đối với HUD. Đối với dự án khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm, UBND TP Hà Nội cho biết Sở TN&MT đã tổ chức thanh tra năm 2014.
Còn dự án Khu đô thị mới Định Công nằm trên địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Đây là một trong những Dự án khu đô thị mới đồng bộ đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty Phát triển nhà và đô thị HUD (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị) làm chủ đầu tư từ năm 1996. Trải qua 27 năm đầu tư xây dựng, đến nay, HUD vẫn còn 01 lô đất chưa đầu tư xây dựng là lô đất NT2 có diện tích 6.745,42 m2. Ngày 31/02/2008, HUD đã ký Hợp đồng số 410/HUD-TTGDBĐS/CT-BĐ chuyển giao hạ tầng cho Trường Đại học công nghệ Vạn Xuân. Trường Đại học công nghệ Vạn Xuân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với HUD, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại phía trường Vạn Xuân vẫn chưa đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài những dự án trên, HUD còn đang “ôm đất” tại dự án Khu đô thị mới Mê Linh - Đại Thịnh và Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 tại xã Đại Thịnh, Thanh Lâm huyện Mê Linh với tổng diện tích khoảng 202,489ha. Đây là các dự án thuộc diện chậm triển khai nhiều năm vi phạm pháp luật đầu tư, Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.
Mới đây nhất, huyện Mê Linh có văn bản báo cáo kết quả rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai. Trong số đó, có 2 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư là: Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh.
Cũng theo báo cáo của huyện Mê Linh, 2 dự án này đã được Phó chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội báo cáo Thành ủy, thống nhất chấm dứt, dừng thực hiện.
Cũng liên quan đến HUD, tại báo cáo kiểm toán năm 2021, Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra nhiều tồn tại như: HUD còn một số công trình xây lắp hoàn thành nhiều năm nhưng chưa được nghiệm thu, quyết toán, cụ thể: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD 3 là 46,64 tỷ đồng (Công trình Hệ thống thoát nước Bắc Ninh 15,98 tỷ đồng, Công trình Phần thô nhà công vụ cơ khí Quang Trung 24,73 tỷ đồng, Công trình Hạ tầng cụm KCN Đồng Mai 0,32 tỷ đồng, Công trình Kết cấu và hoàn thiện hỗn hợp tòa nhà HH1 Chúc Sơn 5,61 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị 1,02 tỷ đồng (Công trình Lô cây xanh CX 06 tại Khu đô thị mới Việt Hưng 0,81 tỷ đồng, Công trình Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Phú Mỹ 0,21 tỷ đồng).
Ngoài ra, HUD có 04 công ty con có lợi nhuận thấp không chia cổ tức, 01 công ty con có kết quả kinh doanh lỗ. Đối với công ty liên kết, HUD có 04 công ty đầu tư không hiệu quả, lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng.
Từ kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước năm 2020 của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Kiểm toán nhà nước kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước của Bộ Xây dựng tại HUD tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Hà Nội xử lý nghiêm, kiên quyết thu hồi đất các dự án chậm tiến độ
Trong năm 2022, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tạo cơ sở thuận lợi cho các đơn vị triển khai các bước rà soát, đề xuất phương án xử lý. Cụ thể, Thành ủy Hà Nội có Kết luận 51-KL/TU ngày 07/4/2022 và Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 07/4/2022 về hội nghị chuyên đề Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XVII chỉ đạo biện pháp đẩy nhanh tiến độ, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn; HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022; Tháng 6/2022, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch 160/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố. Trong đó, chỉ đạo phân loại các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, dự án có vi phạm theo nhóm; phân công rõ các nội dung, giao nhiệm vụ, trách nhiệm, tiến độ hoàn thành cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai…
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức nhiều cuộc họp bàn đánh giá tình hình các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, chậm tiến độ để có biện pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư, tập trung xử lý nhiều dự án chậm. Cùng đồng hành, UBND Thành phố cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và xuyên suốt của hệ thống chính trị.
Đối với 135 Dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý): 11 Dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 59 Dự án, chấm dứt hoạt động dự án, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch theo quy định; 03 Dự án, Tòa án nhân dân, cơ quan điều tra, thanh tra đang thụ lý, xử lý theo quy định…
Hiện các quận, huyện đã có báo cáo ra soát và tiếp tục trình thành phố xử lý 173 dự án. TP Hà Nội cho biết, trong năm nay sẽ quyết liệt xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, xử lý nghiêm, triệt để đối với các dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư để hợp thức hoá việc gia hạn tiến độ thực hiện các dự án chậm triển khai; kiên quyết xử lý, lập hồ sơ chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai đã thanh tra, kiểm tra kết luận, UBND Thành phố đã chỉ đạo xử lý, khắc phục nhưng chủ đầu tư không khắc phục, chưa đưa đất vào sử dụng theo dự án đầu tư được duyệt hoặc các tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng chây ỳ, không chấp hành quyết định xử lý…
Trong buổi làm việc với một số quận, huyện mới đây, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn; kiên quyết thu hồi, chấm dứt và hỗ trợ thu hồi các dự án chậm triển khai, không để tình trạng chây ỳ kéo dài.
Người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội cũng yêu cầu thống kê, phân loại các dự án theo quy định, lựa chọn địa phương còn tồn tại nhiều dự án để kiểm tra, rà soát. Trước mắt tập trung kiểm tra, xử lý các dự án lớn chậm triển khai và phân cấp, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị…
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...