Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2
Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý;Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa;Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2
Tại báo cáo tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao của công ty đầu tư và kinh doanh dịch vụ bất động sản thương mại (CBRE) tại Hà Nội cho biết, về mặt bằng giá bán bất động sản nhà ở tại Hà Nội và TP HCM trong quý I cũng ghi nhận những diễn biến trái chiều.
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, giá sơ cấp chung cư TP HCM đạt mức 61 triệu đồng/m2, không thay đổi so với quý trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bán hàng cũng như chính sách thanh toán tương đối hấp dẫn để có thể tăng tính thanh khoản cho sản phẩm.
Nhưng trái lại, tại Hà Nội, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục ở phân khúc cao cấp đã đẩy giá bán sơ cấp chung cư Hà Nội lên cao. Giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội hiện đạt mức 56 triệu đồng/m2, con số này tăng 5% theo quý và 19% theo năm.
Trong quý này đã ghi nhận mức chênh lệch giữa giá sơ cấp chung cư ở TP HCM so với Hà Nội thu hẹp đáng kể. Từ mức 35% ghi nhận được cuối năm 2022, đến nay, giá sơ cấp tại TP HCM chỉ còn cao hơn giá sơ cấp trung bình của Hà Nội khoảng 10%.
"Sự quan tâm dành cho các sản phẩm chung cư tại Hà Nội đang gia tăng. Trong khi đó, thị trường biệt thự và liền kề Hà Nội tạm thời chưa có nhiều diễn biến. Sau giai đoạn bùng nổ năm 2021-2022 đã thôi thúc một bộ phận các nhà đầu tư chuyển hướng sang dự án chung cư", bà Nguyễn Hoài An nhận định.
CBRE dự báo, năm 2024, Hà Nội sẽ ghi nhận thêm hơn 12.000 căn hộ chung cư mở bán mới, tăng gần 20% so với năm 2023. Nguồn cung mới tiếp tục tập trung ở phân khúc cao cấp khiến giá sơ cấp tại Hà Nội năm 2024 vẫn sẽ neo ở mức cao và có thể tăng 10% theo năm.
Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý
Sau khi căn biệt thự "khủng" xây trái phép được chính quyền TP Cà Mau cho tồn tại, địa phương lại quyết định tiếp tục rà soát xác định phần nào không phù hợp để xem xét xử lý.
Liên quan đến vụ căn biệt thự "khủng" xây trái phép ở Cà Mau được cho tồn tại, thông tin với báo chí, ông Bùi Tứ Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết: Thành phố đang rà soát, xử lý những phần không phù hợp với căn biệt thự giới thiệu “toà nhà đẹp nhất Cà Mau” tại ấp 6, xã Tân Thành.
Lý giải việc căn biệt thự trên của ông Hồ An Tập được cho tồn tại, ông Hải cho rằng, biệt thự xây trên đất của xã ở nông thôn, nên không phải xin giấy phép xây dựng , chỉ cần đất ở (xây trên đất thổ cư - PV ). Từ cơ sở đó, Thành phố điều chỉnh quyết định xử lý, khắc phục hậu quả và cho tồn tại căn nhà.
Với phần công trình trên đất buộc trả lại hiện trạng ban đầu, theo ông Hải, có hàng rào được hộ dân xây bao quanh đất của họ thì vẫn cho phép. "Sau khi hộ ông Tập nộp tiền sử dụng đất, Thành phố tiếp tục rà soát cái nào không phù hợp thì xem xét xử lý", Phó chủ tịch UBND TP. Cà Mau thông tin.
Trước đó, UBND TP Cà Mau đã có quyết định sửa đổi, bổ sung một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hồ An Tập, với nội dung sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, yêu cầu chủ căn biệt thự giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm (tức thời điểm căn biệt thự đã được xây dựng); thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 2.200m2 đất; buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu hơn 1.300m2 (có phần hàng rào).
Được biết, công trình này vi phạm khi xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản. Cả 2 thửa đất này không đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở tại nông thôn, do không phù hợp với quy hoạch xây dựng.
Theo quyết định xử phạt của cơ quan chức năng, ông Tập bị xử phạt 22,5 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa
Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1353 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa của Công ty cổ phần Hiền Đức Hải Hòa. Đây là lần điều chỉnh thứ 8 mà UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho doanh nghiệp này.
Được biết, Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 3634/QĐ-UBND ngày 26/9/2017.
Quy mô dự án bao gồm xây dựng khách sạn 3 sao, nhà nghỉ sinh thái, Bngalow, Trung tâm tổ chức sự kiện có sức chứa khoảng khoảng 500 chỗ, nhà hàng ẩm thực, khu điều hành… Diện tích thực hiện dự án khoảng 67.689,3m2. Tổng vốn đầu tư khoảng 301 tỷ đồng.
Theo quyết định này, dự án sẽ được khởi công xây dựng quý IV/2017; hoàn thành đi vào hoạt động quý IV/2019.
Tuy nhiên sau đó, sự án tiếp tục được điều chỉnh tại: Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 17/01/2018, Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 13/2/2018, Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 14/8/2018, Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 04/6/2019, Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 17/6/2020 và Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 27/01/2022, Quyết định số 4151/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Theo Quyết định số 1353 này, dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được phép điều chỉnh Quy mô đầu tư (diện tích khoảng 67.692,6 m2). Trong đó: Giai đoạn 1 (Đầu tư xây dựng trên phạm vi khoảng 20.410 m2) xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khách sạn 9 tầng, khu nhà hàng, 08 căn biệt thự biển nghỉ dưỡng Bungalow, trạm xử lý nước thải và các hạng mục phụ trợ.
Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (diện tích còn lại), hai tòa căn hộ khách sạn du lịch 12 tầng, các căn biệt thự biển nghỉ dưỡng Bungalow, khu resort, khu vực phụ trợ bao gồm: Bãi đỗ xe, khu thể thao, khu vui chơi, trạm xử lý nước thải, công trình cảnh quan và các hạng mục phụ trợ khác.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng từ 387,76 tỷ đồng lên 501,67 tỷ đồng; Trong đó: Vốn tự có là 116,94 tỷ đồng (chiếm 23,31%); vốn vay và huy động khác là 384,73 tỷ đồng (chiếm 76,69%).
Dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng đi vào vận hành quý III/2027. Giai đoạn 2 khởi công xây dựng quý III/2026, hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động quý III/2029.
Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House
Mới đây, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 11 về việc thanh tra phần Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (phường Phù Chẩn, TP Từ Sơn), do Công ty cổ phần Đệ Tam là Nhà đầu tư. Theo đó, thanh tra tỉnh này chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, như: Chậm tiến độ, một số hạng mục chưa hoàn thành theo quy định. “Dự án hiện tại chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chưa điều chỉnh tiến độ đầu tư của dự án theo quy định”.
Về giám sát nghiệm thu còn nhiều sai sót như: Một số biên bản nghiệm thu công việc xây dựng không ghi tên các thành phần tham gia nghiệm thu, ký không rõ họ tên; toàn bộ biên bản nghiệm thu phần hạ tầng ghi nhầm địa điểm nghiệm thu: Thực tế dự án tại khu đô thị VSIP Bắc Ninh, nhưng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng lại tại “Nhơn Trạch”; không yêu cầu lập, để duyệt biện pháp thi công an toàn lao động và bảo vệ môi trường các hạng mục trong quá trình thi công.
Đến nay, phần xây dựng cơ bản của dự án đã hoàn thành nhưng bản vẽ hoàn công phần kiến trúc nhà xây thô và hoàn thiện ngoài vẫn chưa được lập.
Ngoài ra, thanh tra cũng chỉ rõ về công tác lập dự toán, Công ty Đệ Tam đã áp sai đơn giá vật liệu, vận dụng định mức chưa phù hợp như: Số tiền chênh lệch giảm hơn 10 tỷ đồng, theo lý giải do đơn vị thiết kế lập dự toán chưa tính đến các căn ghép vào nhau; một số khối lượng bị trùng lặp… mã công việc dự án còn chưa phù hợp.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh còn điểm ra sai phạm về huy động vốn cụ thể: Năm 2019, Công ty Đệ Tam đã ký 27 hợp đồng nguyên tắc (trong đó có 4 hợp đồng đã thực hiện thanh lý) dưới hình thức huy động vốn để ưu tiên đăng ký, hưởng quyền mua lô đất tại dự án cho bên được huy động vốn khi chưa có thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng Bắc Ninh, vi phạm điểm D khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Từ những vi phạm vừa nêu, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Sở Xây dựng kiểm tra và xử lý đối với CTCP Đệ Tam trong việc ký 27 hợp đồng huy động vốn khi chưa có Thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng.
Thanh tra tỉnh yêu cầu UBND TP Từ Sơn chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng mà đoàn thanh tra đã chỉ ra.
TIN LIÊN QUAN
-
CBRE: Giá bán bất động sản nhà ở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận những diễn biến trái chiều
-
Sở Xây dựng Hòa Bình cảnh báo rủi ro giao dịch bất động sản
-
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2024: Nhiều tín hiệu lạc quan hiện hữu
-
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo
-
"Soi" khối tài sản khủng của gia đình tỷ phú Trần Đình Long tại Hòa Phát
-
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?
-
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/1: Hà Nội cập nhật tiến độ giao đất dịch vụ tại các huyện ngoại thành
Cần tháo gỡ nút thắt để phát triển bất động sản Tp.HCM; Điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô; Giá bán căn hộ sơ cấp ở miền Tây...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/1: Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất mới
Giao dịch bất động sản nhà phố, biệt thự tăng mạnh bất ngờ trong dịp cận Tết; Đồng Nai tập trung tháo gỡ khó khăn cho 135 dự án bất động sản;...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Chủ đầu tư dự án Oceanami Luxury Home & Resort bị phạt 115 triệu đồng
Vingroup sẽ triển khai khu công nghiệp và nhà ở xanh tại Thái Nguyên; Hà Nam kêu gọi đầu tư cho Khu đô thị 6.300 tỷ đồng; Bình Dương “gỡ vướng”...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/1: Hà Nội thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây
Đà Nẵng sẽ đấu giá sân vận động Chi Lăng; Đồng Nai khởi động trung tâm thương mại hơn 6.000 tỷ tại TP Biên Hòa; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/1: Bình Thuận thu hồi dự án du lịch, resort ‘treo’ hơn 20 năm
Hơn 13.000 "sổ đỏ" đã ký chưa được trao cho người dân; Thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi mạnh trong năm 2024;.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/1: Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Nghệ An thu hút 1.200 tỷ đồng đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2; Một công ty xây dựng không phép ở Đồng Nai bị xử phạt gần 1,2 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
Theo lãnh đạo TP Hà Nội cho biết đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng (hiện nay đã có 9 cầu).
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.700 nhà, đất được cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2024...
Lắng nghe thanh âm Tết Việt tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân,...
Vốn ngoại 'rót' hơn 1,8 tỷ USD vào bất động sản
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,84 tỷ USD trong năm 2024, tăng 60% so với năm ngoái.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An
Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai;...
CEO Nguyễn Quang Huy: Tạo mã QR trên sổ đỏ tiện ích nhưng cũng nhiều rủi ro
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính Ngân hàng (Đại học Nguyễn Trãi), các mã QR trên sổ đỏ sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc xác minh...
Các địa phương sẽ phải đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội năm 2025
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo một số nội dung triển khai kế hoạch phát triển...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/1: Bắc Ninh thanh tra toàn diện hai dự án tại thành phố Từ Sơn
Dự báo giá bất động sản Hà Nội khó tăng "đột biến" trong thời gian tới; Thúc tiến độ dự án cầu hơn 2.000 tỷ đồng nối Bắc Ninh với Hải Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cho các quận, huyện
Đồng Nai xem xét đề xuất xây dựng khu công nghiệp quy mô 500 ha gần sân bay Long Thành; Hoàn thiện thể chế để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/1: Thanh tra việc cấp sổ đỏ, quỹ nhà tái định cư bỏ trống
TPHCM hướng đến thành phố đa trung tâm vào năm 2050; Sau gần một thập kỷ, dự án hơn 100 tỷ đồng giữa lòng thành phố Thanh Hóa vẫn dở dang; Chủ tịch Hà Nội...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/1: Quảng Nam thúc đẩy tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An
Hà Nội phát triển 4 khu công nghệ cao, 23 khu công nghiệp; Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 300 ha tại Đắk Lắk;...
Chung cư cao cấp và hạng sang tiếp tục “áp đảo” thị trường bất động sản năm 2025
Theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, nhà đầu tư sẽ có thêm lựa chọn “xuống tiền” trong năm 2025, tuy nhiên phân khúc chung cư...