Tin bất động sản ngày 28/8: Quảng Trị chấm dứt hoạt động dự án nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo hơn 5.000 tỷ đồng
Thanh Hoá thu tiền sử dụng đất đạt gần 4.000 tỷ đồng trong 7 tháng;Bình Dương tháo gỡ vướng mắc liên quan các dự án bất động sản; Khoảng 340.000 công nhân tại tỉnh Bắc Giang sẽ được cung cấp nhà ở xã hội… là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Quảng Trị chấm dứt hoạt động dự án nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo hơn 5.000 tỷ đồng
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định số 127/QĐ-SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo của Công ty cổ phần Pacific Quảng Trị.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, lý do chấm dứt hoạt động dự án là vì thuộc trường hợp quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư: "Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện đảm bảo thực hiện dự án đầu tư".
Việc chấm dứt hoạt động dự án còn thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: "Không thực hiện theo đúng nội dung tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư’’.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án đầu tư và thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư nộp lại bản gốc Quyết định số 622/QĐ-UBND ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo được UBND tỉnh Quảng Trị cấp Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 622/QĐ-UBND ngày 25/3/2019; Quyết định điều chỉnh chủ trương số 611/QĐ-UBND ngày 06/3/2020.
Theo đó, dự án có diện tích dự kiến sử dụng 198,89 ha, với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm tháng 3/2023, dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đã 48 tháng nhưng nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan để đưa dự án đi vào thi công...
Các Sở ban ngành liên quan đã nhiều lần liên hệ hỗ trợ, đôn đốc dự án, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa đảm bảo năng lực và thực sự quyết tâm trong triển khai dự án.
Thanh Hóa thu tiền sử dụng đất đạt gần 4.000 tỷ đồng trong 7 tháng
Theo danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt, toàn tỉnh có 766 dự án mặt bằng quy hoạch với tổng diện tích đất dự kiến đấu giá là 819,90 ha; số tiền sử dụng đất dự kiến thu được là 19.510 tỷ đồng (trong đó số tiền sử dụng đất thu được sau khi trừ chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự kiến hơn 12.486 tỷ đồng).
Trong những tháng đầu năm 2023, việc thu tiền sử dụng đất thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước mới đạt 54,1% dự toán tỉnh giao, bằng 42,8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản trầm lắng, một số dự án đầu tư chưa bảo đảm tiến độ, gặp vướng mắc trong việc thực hiện GPMB.
Việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất chậm cũng dẫn đến chậm tiến độ thu tiền sử dụng đất. Hầu hết các địa phương thu tiền sử dụng đất đạt rất thấp, ảnh hưởng đến trả nợ và đầu tư xây dựng cơ bản.
Bên cạnh đó, công tác đấu giá quyền sử dụng đất các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở các địa phương vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: một số dự án khu đô thị, khu dân cư tập trung đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng chưa triển khai xây dựng được nên không tạo được nguồn thu, dẫn đến mất cân đối nguồn vốn cho một số dự án có nguồn vốn từ nguồn đấu giá quỹ đất.
Nhiều dự án trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Một số địa phương khi xây dựng và trình phương án phân bổ tiền đấu giá quyền sử dụng đất các khu đô thị, khu dân cư tập trung cho các công trình, dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, danh mục dự án trình phân bổ không tuân thủ các nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công dẫn đến phải xây dựng lại phương án trình phân bổ vốn nhiều lần làm chậm quá trình phân bổ vốn.
Nhiều huyện miền núi có địa bàn dân cư vùng sâu vùng xa phân bố rải rác, nhu cầu đất ở chưa nhiều, chủ yếu san tách từ hộ gốc bố mẹ cho con cái. Giá đất ở các mặt bằng nhỏ hẹp, xen kẹp trong khu dân cư khu vực miền núi thấp trong khi phải đầu tư kinh phí lập quy hoạch chi tiết dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc tính hiệu quả của dự án sau khi trừ các chi phí...
Vừa qua, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì Phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phiên họp đã nghe báo cáo 11 vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thuế.
Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn liên quan việc xác nhận số tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất khi thực hiện dự án mà các tổ chức kinh tế được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Một số dự án bất động sản vướng mắc trong việc được chấp nhận chủ trương đầu tư do chưa có giấy phép chứng nhận Quyền sử dụng đất; chưa được giao đất do chưa ký quỹ vì chưa có chủ trương đầu tư; xin phép được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; các dự án có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư để bổ sung mục đích kinh doanh chuyển nhượng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.
Đối với lĩnh vực đất đai, tồn tại vướng mắc trong việc gia hạn sử dụng đất của doanh nghiệp; cũng như việc gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân.
Tại phiên họp, ban chỉ đạo đã thống nhất với kiến nghị cho triển khai dự án Cảng An Điền. Ban chỉ đạo sẽ trình Tỉnh ủy để xin chủ trương để thông qua HĐND tỉnh.
Đối với kiến nghị liên quan dự án Khu nhà ở nông thôn xã An Long, thống nhất giữ nguyên hướng cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đoạn qua Khu nhà ở nông thôn xã An Long. UBND huyện Phú Giáo cần cập nhật hướng tuyến trên vào Quy hoạch vùng xây dựng huyện Phú Giáo.
Về nguồn vốn đầu tư, theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến ngày 15/8, tỉnh đã bổ sung được gần 58.849 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước, gồm 4.117 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn điều lệ 31.850 tỷ đồng và 1.097 doanh nghiệp điều chỉnh tăng 33.221 tỷ đồng.
Lũy kế đến ngày 15/8, Bình Dương có 63.463 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 689.437 tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh này có 39 doanh nghiệp FDI đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 1.361 tỷ đồng. Bên cạnh đó có 143 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm 10.687 tỷ đồng.
Khoảng 340.000 công nhân tại tỉnh Bắc Giang sẽ được cung cấp nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Giang vừa thông qua quyết định điều chỉnh và bổ sung kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân trên lãnh thổ tỉnh đến năm 2025, và với mục tiêu dài hạn đến năm 2030.
Theo kế hoạch này, trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, có khoảng 424.000 công nhân cần nhà ở xã hội. Mục tiêu của tỉnh là đáp ứng 80% nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân đến năm 2025, tương đương với khoảng 340.000 người.
Trong giai đoạn 2021-2022, tỉnh Bắc Giang đã tích cực tán thành kế hoạch đầu tư và chọn các nhà đầu tư để thực hiện xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho công nhân. Tổng cộng có 15 dự án như vậy trên toàn tỉnh, dự kiến sẽ được triển khai đến năm 2025.
Nếu những dự án này hoàn thành vào cuối năm 2025, sẽ cung cấp hơn 29.700 căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân. Trong số này, dự án nhà ở xã hội đã và dự kiến triển khai theo kế hoạch giai đoạn 2021-2025 sẽ tạo ra gần 40.700 căn hộ.
Tỉnh Bắc Giang cũng cho phép mở rộng đối tượng hưởng nhà ở xã hội cho công nhân đã triển khai, dựa trên quy định pháp luật, và ưu tiên cho công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp.
Dự báo tổng số công nhân tại các khu công nghiệp Bắc Giang sẽ vượt qua con số 262.000 vào cuối năm 2025 và 487.500 vào năm 2030. Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp dự kiến là hơn 13.100 căn; trong giai đoạn 2026-2030, số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 31.300 căn.
Để phát triển nhà ở xã hội cho công nhân trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung vào việc xây dựng nhà ở xã hội tại các khu vực tập trung công nhân có nhu cầu, chẳng hạn như các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng.
Trong giai đoạn 2026-2030, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu vực có nhu cầu tương tự, bao gồm các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, và mở rộng sang các khu vực khác trong hoặc lân cận các khu, cụm công nghiệp tại thành phố Bắc Giang và các huyện Lạng Giang, Lục Nam.
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...