VnFinance
Thứ ba, 05/03/2024, 07:22 AM

Trục sông Hồng là trung tâm phát triển của Thủ đô

HĐND Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Kỳ họp chuyên đề thứ 15 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra vào cuối tháng 3/2024.

image00120240304192122
Sông Hồng sẽ là trục động lực chính để phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sông Hồng là trục động lực phát triển chính

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã đề xuất những điểm mới, có tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển. Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát là xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước.

Hà Nội sẽ là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; Là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc, là một trong hai cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Thủ đô cũng là trung tâm đi đầu cả nước về giáo dục - đào tạo theo chuẩn quốc tế; là trung tâm y tế hàng đầu cả nước, có chuyên khoa đạt đẳng cấp quốc tế; Là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; Mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ…

Quy hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật trong đó là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm các dòng sông, xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, sông Đáy để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp; Giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị; Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các vùng địa hình thấp trũng; Giải quyết căn bản tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ thành phố và tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm.

Quy hoạch xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô bao gồm: Văn hóa và di sản; Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn; Hạ tầng đồng bộ, giao thông văn minh, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh, kinh tế số; Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá chiến lược bao gồm: Tạo lập thể chế quản trị vượt trội; Phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, đồng bộ; Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và khai thác tài nguyên nhân văn; Phát triển đô thị, cải tạo môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch đã xác định tổ chức không gian phát triển Thủ đô Hà Nội với 5 trục động lực, trong đó trục sông Hồng là trục động lực chính, điểm nhấn của vùng đô thị trung tâm kết nối đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng với định hướng hình thành không gian văn hóa, lễ hội, văn hóa, thể thao, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế ban đêm...

image00320240304192124
Quy hoạch có mục tiêu tổng quát là xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tầm nhìn mới và tư duy mới để tạo ra cơ hội mới - giá trị mới

Góp ý cho quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TS. Cao Viết Sinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để Hà Nội trở thành cực tăng trưởng của cả nước nhanh và bền vững, cần phải xác định rõ Hà Nội đứng ở đâu và nằm ở vị trí nào trong danh sách chung của cả nước, từ đó có hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng mức tăng trưởng theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, trong đó có du lịch.

Trong khi đó, TS. Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải lại đề nghị làm rõ đòi hỏi cấp bách của Thủ đô để Hà Nội thực sự trở thành “điểm đến, yêu và đáng sống” với một cảnh quan đô thị môi trường đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch làm rõ hơn vai trò, vị trí, sứ mệnh của thành phố trong vùng và cả nước; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển.

image00520240304192126
Thủ đô Hà Nội cần phải trở thành một điểm đến đáng sống.

Quy hoạch cần bám sát các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị cùng các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; xác định các ngành, lĩnh vực quan trọng để tập trung phát triển; có giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến độ đường sắt đô thị, đầu tư xây dựng các cầu qua sông Hồng, sông Đuống, nghiên cứu xây dựng sân bay thứ hai… nhằm giải quyết bài toán về hạ tầng.

Về phía Thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, cơ quan lập quy hoạch sẽ tiếp tục làm rõ một số nội dung. Một là tiếp tục rà soát, hoàn thiện để làm rõ hơn chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt quá trình lịch sử, từ đó thấy rõ được tính đặc thù riêng có của Hà Nội, làm cơ sở khai thác, phát huy các giá trị truyền thống để phát triển Thủ đô.

Hai là tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển.

Ba là sắp xếp, phân bố các không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Bốn là rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, phát triển kinh tế đô thị, giúp kinh tế Hà Nội có những bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, đồng thời nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống, gia tăng thu nhập cho người dân đô thị.

Năm là sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sáu là xác định việc cấp bách cần ưu tiên tập trung thực hiện ngay là bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, phương án phát triển trục sông Hồng không chỉ là dòng chảy của những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, bổ sung nên diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại…


Tập trung xử lý dứt điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc trọng điểm
Tập trung xử lý dứt điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 6/5/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 201/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra về tình hình triển khai...

Tin bất động sản ngày 7/5: Phú Thọ đấu giá gần 200 lô đất, khởi điểm thấp nhất 1,7 triệu đồng/m2
Tin bất động sản ngày 7/5: Phú Thọ đấu giá gần 200 lô đất, khởi điểm thấp nhất 1,7 triệu đồng/m2

Tây Ninh mời gọi đầu tư khu đô thị gần 740 tỷ đồng; Số lượng khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại Bình Định tăng cao; Bắc Giang thu hồi hơn nghìn...

Hà Nội: Điều chỉnh danh mục các công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Hà Nội: Điều chỉnh danh mục các công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành các quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các huyện...

4 tháng đầu năm: Miễn giảm hơn 25.500 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất
4 tháng đầu năm: Miễn giảm hơn 25.500 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất

Ngày 6/5, thông tin về tình hình thực hiện công tác thuế tháng 4 năm 2024, Tổng cục Thuế cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn,...

Cần phân biệt rõ đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất
Cần phân biệt rõ đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất

Đó là đề nghị của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại văn bản góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều...

Hơn 41% trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn
Hơn 41% trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn

Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279,219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 115,663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch Khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn
Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch Khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1759/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 13 (DT - 13), Khu kinh tế Nghi Sơn.

Bắc Giang: Thu hồi hơn 1.400ha đất trong năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Dũng
Bắc Giang: Thu hồi hơn 1.400ha đất trong năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Dũng

Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Yên Dũng vừa được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt, địa phương này sẽ tiến hành thu hồi 1.411,45 ha đất trong năm nay.

Tin bất động sản ngày 6/5: Đắk Lắk dừng thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An
Tin bất động sản ngày 6/5: Đắk Lắk dừng thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ; Chuẩn bị đủ điều kiện để Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7; Hà Tĩnh hủy bỏ Đồ án quy hoạch...

Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ
Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 - 2030
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 - 2030

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 - 2030.

Quy định xử phạt hành vi kinh doanh spa tại căn hộ chung cư
Quy định xử phạt hành vi kinh doanh spa tại căn hộ chung cư

Mở cửa hàng kinh doanh spa tại căn hộ chung cư để ở là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức...

Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng rà soát các dự án tại Đà Lạt và Bảo Lộc
Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng rà soát các dự án tại Đà Lạt và Bảo Lộc

An Giang chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 748 tỷ đồng; Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch đô thị 437ha, Khu kinh tế Nghi Sơn;...

Thủ tục mới nhất về giao đất, cho thuê đất đối với dự án đầu tư lấn biển
Thủ tục mới nhất về giao đất, cho thuê đất đối với dự án đầu tư lấn biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 42/2024/NĐ-CP về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí,...

Khám phá phân khu sở hữu “view panorama” đẹp bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
Khám phá phân khu sở hữu “view panorama” đẹp bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia

Ôm trọn kiệt tác sân golf quy mô hàng đầu Đông Nam Á với mảng xanh ngút ngàn, đồng thời sở hữu “view panorama” hiếm có, Golf Land đang là “giỏ hàng” đắt giá bậc...

Lâm Đồng yêu cầu rà soát tất cả dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt và Bảo Lộc
Lâm Đồng yêu cầu rà soát tất cả dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt và Bảo Lộc

Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra, rà soát các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân...

Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ đầu tư đầu tiên của tòa nhà Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế
Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ đầu tư đầu tiên của tòa nhà Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa nhà Saigon One Tower nợ thuế gần 30 tỷ đồng và quá thời hạn nộp 90 ngày nên bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa...

Đề xuất mẫu “sổ đỏ, sổ hồng” mới
Đề xuất mẫu “sổ đỏ, sổ hồng” mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng chục ngàn căn nhà chưa có giấy chủ quyền vì chưa xác định được giá đất
Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng chục ngàn căn nhà chưa có giấy chủ quyền vì chưa xác định được giá đất

Qua thống kê, rà soát, ước gần 80.000 nền đất và căn hộ chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa được cấp giấy chứng nhận có nguyên nhân...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance