Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận. Mặc dù Chính phủ đề xuất việc này nhằm giải quyết các vướng mắc trong phát triển nhà ở thương mại, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về những hệ lụy tiềm ẩn, đặc biệt là tình trạng dự án bỏ hoang và nguy cơ tăng giá đất.
Theo Luật Nhà ở 2014, nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện dự án nhà ở thương mại khi có quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hạn mức giao đất tối đa cho các hộ gia đình là 400 m², phần còn lại trong thửa đất thường là đất nông nghiệp, đất giao thông, cây xanh, khiến nhà đầu tư không thể chuyển đổi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Vì vậy, Chính phủ đã đề xuất thí điểm mở rộng việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, không phải đất ở để làm các dự án nhà ở thương mại trong vòng 5 năm.
![]() |
Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã lên tiếng băn khoăn về tính hợp lý của việc mở rộng thí điểm trong bối cảnh hiện nay.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) nhấn mạnh rằng đất đai là tài nguyên vô giá và bày tỏ lo ngại về việc nhiều dự án nhà ở thương mại dù đã hoàn thành nhưng vẫn bỏ hoang, không có người ở. Ông cho rằng, trong khi nhu cầu về nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp đang rất lớn, chính quyền nên tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội thay vì mở rộng dự án nhà ở thương mại.
"Chúng ta đang có rất nhiều dự án nhà ở thương mại không có người ở, trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội của người thu nhập thấp, công nhân rất cao. Vậy tại sao không tập trung vào phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân?" - đại biểu Đỗ Huy Khánh nêu rõ. Ông cũng chia sẻ thực trạng nhiều công nhân, người thu nhập thấp không thể mua được nhà ở xã hội, dù họ đã tham gia nhiều vào các đợt bốc thăm, vì nguồn cung quá hạn chế.
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cũng bày tỏ lo ngại về việc thí điểm mở rộng sử dụng đất cho các dự án nhà ở thương mại sẽ tạo ra một mặt bằng giá đất mới. Ông đặt câu hỏi liệu việc cho phép thỏa thuận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp có thể làm tăng giá đất từ vài trăm nghìn đồng lên hàng chục triệu đồng/m², và liệu lợi ích này sẽ thuộc về ai?
Đại biểu Ấn cũng lo ngại việc này có thể tạo ra sự bất công trong bồi thường đất, khi giá đất tại các dự án do Nhà nước thu hồi sẽ thấp hơn giá thỏa thuận của các doanh nghiệp, dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện.
Không lấy đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Tham gia ý kiến tại phiên họp Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất. Theo đại biểu, dự thảo nghị quyết có đầy đủ cơ sở chính trị và pháp lý, sẽ là cơ sở quan trọng để tăng cường nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng nghị quyết không nên mang tính đại trà, mà cần có các tiêu chí và phạm vi rõ ràng. Ông cho biết, dự thảo nghị quyết đã quy định thí điểm chỉ áp dụng đối với các khu vực đô thị, không có chuyện sử dụng đất lúa hay đất nông nghiệp một cách tràn lan để thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Đây là một cách tiếp cận hợp lý nhằm bảo vệ tài nguyên đất đai.
![]() |
Về các vấn đề liên quan đến đất quốc phòng, đất an ninh, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng những loại đất này đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Đất đai và Luật Nhà ở, nhằm phát triển nhà ở xã hội cho các lực lượng vũ trang. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm các quy định để Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có thể chủ động trong việc thông qua danh mục đất dự kiến thực hiện các dự án thí điểm, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình triển khai.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu đồng ý với việc ban hành nghị quyết thí điểm nhằm thực hiện các dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất. Mục tiêu là để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tăng cường điều kiện tiếp cận đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần có những nguyên tắc và giải pháp cụ thể để tránh tình trạng đất đai bị đầu cơ, gây bất ổn cho thị trường bất động sản và nền kinh tế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các bên liên quan tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết, trình Quốc hội xem xét và quyết định.
TIN LIÊN QUAN
-
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
-
Quyền của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
-
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp và phi nông nghiệp
-
Áp dụng cơ chế thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
-
Nợ vay tăng mạnh, Bất động sản Phát Đạt hoán đổi nợ bằng cổ phiếu
-
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ
-
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1
-
Do đâu lợi nhuận tại OCB giảm mạnh?
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Xem nhiều




